Để lưu giữ lại các tài liệu quan trọng trong doanh nghiệp, người ta thường sử dụng ổ cứng hoặc lưu trữ đám mây. Vậy, trong 2 cách lưu trữ tài liệu này thì phương pháp nào mang tính tiện lợi cao hơn. Cùng so sánh lưu trữ tài liệu trên đám mây và lưu trữ vật lý với ổ cứng để lựa chọn được cách thức phù hợp nhất nhé!
Lưu trữ tài liệu trên đám mây là gì?
Lưu trữ đám mây hay Cloud storage, là dịch vụ được tạo ra để lưu giữ, sắp xếp, quản lý, chia sẻ và bảo vệ các dữ liệu của cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp. Khi lưu trữ tài liệu trên đám mây, bạn có thể truy cập dữ liệu ở bất kì nơi đâu thông qua máy tính có kết nối internet. Ví dụ như, Google cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây Google Drive, và khi bạn tải một tệp tài liệu lên Drive thì dữ liệu đó đã được lưu trữ trong đám mây. Khi muốn truy cập bạn chỉ cần kết nối internet cho điện thoại, máy tính rồi tìm tài liệu đó và xem.
Dịch vụ lưu trữ tài liệu trên đám mây được chia thành nhiều loại như: dịch vụ dành cho cá nhân, cộng đồng, dịch vụ lưu trữ mang tính nội bộ,…
Lưu trữ vật lý ổ cứng là gì?
Hiểu đơn giản, lưu trữ tài liệu vật lý với ổ cứng là việc lưu giữ, sắp xếp, quản lý các dữ liệu thông qua ổ cứng của máy chủ. Vì thế, dữ liệu thường được lưu trữ tại công ty và chia sẻ với mọi người thông qua mạng máy tính cục bộ. Để lưu trữ được hết dữ liệu cho doanh nghiệp thì ổ cứng phải có dung lượng rất lớn, hoặc cần bổ sung thêm nhiều ổ cứng ngoài.
So sánh lưu trữ tài liệu đám mây và lưu trữ vật lý với ổ cứng
Trên thực tế, lưu giữ dữ liệu trên Cloud hay ổ cứng máy tính thì đều có những ưu và nhược điểm riêng. Doanh nghiệp có thể dựa vào các tiêu chí được so sánh sau đây để lựa chọn được cách thức lưu trữ phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng chi trả của mình.
Khả năng bảo mật tài liệu
- Lưu trữ đám mây: lưu trữ trên đám mây là phương pháp mang lại khả năng bảo mật cao. Theo một nghiên cứu, đám mây sẽ giúp dữ liệu ít gặp rủi ro về bảo mật hơn là lưu trữ vật lý. Bởi hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ Cloud hầu như đều tạo ra hệ thống bảo mật nhiều lớp, toàn diện. Hơn thế nữa, dữ liệu của bạn cũng sẽ được bảo vệ bởi một nhóm các chuyên gia về an ninh mạng. Tuy nhiên, để bảo mật dữ liệu trên đám mây tốt hơn, doanh nghiệp cần phân quyền truy cập dữ liệu một cách chính xác cho những ai được quyền biết về những thông tin đó.
- Lưu trữ vật lý bằng ổ cứng: khi lưu trữ trên ổ cứng, doanh nghiệp sẽ phải tự chịu trách nhiệm để bảo mật thông tin. Vì thế, doanh nghiệp cần tới những người chuyên gia có hiểu biết nhiều về bảo mật thì mới có thể lưu trữ giữ liệu an toàn. Điều này sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí.
Nhiều doanh nghiệp có một hiểu lầm phổ biến đó là: Ổ cứng tại Công ty tôi, do Công ty quản lý. Điều này đem lại cảm giác an toàn như cất vàng trong két sắt của gia đình vậy. Tuy nhiên thực tế ổ cứng mong manh hơn bạn tưởng rất nhiều.
Lưu trữ vật lý có nhiều hạn chế
Hãy nghĩ về một trận mưa rào, ngập lụt thường xuyên như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… Liệu ổ cứng của bạn có thể “sống sót” sau cả đêm ngâm nước? Dữ liệu của bạn có còn nguyên vẹn? Hay bạn sẽ tìm đơn vị cứu hộ ổ cứng và lại phó mặc rủi ro bảo mật cho họ?
Rồi còn rất nhiều trường hợp nhân viên ôm ổ cứng và dữ liệu công ty bỏ đi ra làm tài sản riêng,… Và rất nhiều tình huống bất khả kháng khác mà bạn chưa lường trước được.
Với Đám mây thì khác, Dữ liệu của bạn được đặt ở những trung tâm dữ liệu lớn, an toàn, đạt tiêu chuẩn bảo mật cao nhất. Không ai có quyền truy cập nếu không đáp ứng những cam kết đã ký kết.
Về chi phí
- Lưu trữ đám mây: khi sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây, bạn sẽ phải chi trả phí hàng tháng cho bên cung cấp. Tuy nhiên, mọi chi phí như bảo trì, cập nhật phần mềm hay khắc phục sự cố sẽ không phải chi trả.
- Lưu trữ ổ cứng: để lưu trữ ổ cứng thì bạn sẽ phải đầu tư một khoản tiền khá lớn ban đầu để xây dựng hệ thống lưu giữ bảo mật. Ngoài ra, nếu muốn đầu tư thêm nhiều dung lượng, khắc phục sự cố, nâng cấp,… thì doanh nghiệp sẽ tự trả phí. Do đó chi phí thường sẽ cao hơn lưu trữ đám mây trong thời gian đầu.
Khả năng lưu trữ khi doanh nghiệp mở rộng quy mô
- Lưu trữ đám mây: khi doanh nghiệp mở rộng quy mô thì số lượng tài liệu cần lưu trữ cũng nhiều hơn. Trong đám mây, doanh nghiệp có thể mở rộng không gian lưu trữ bằng cách sử dụng các tính năng tích hợp.
- Lưu trữ ổ cứng: với phương pháp lưu trữ ổ cứng, doanh nghiệp cần phải đầu tư thêm tài nguyên ổ cứng nếu muốn tăng không gian lưu giữ thông tin.
Về khả năng sao lưu dữ liệu
- Lưu trữ đám mây: khi lưu trữ trên Cloud, dữ liệu của bạn có khả năng sao lưu và phục hồi nhanh chóng để tránh mất các thông tin quan trọng của doanh nghiệp.
- Lưu trữ ổ cứng: lưu trữ ổ cứng thì sẽ có rủi ro cao hơn về việc mất dữ liệu. Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng thêm dịch vụ lưu trữ đám mây để quản lý các dữ liệu quan trọng.
Có thể thấy, phương pháp lưu trữ trên đám mây hay ổ cứng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Hy vọng bạn đọc sẽ lựa chọn được phương pháp lưu trữ phù hợp với doanh nghiệp của mình.
>> Xem thêm:
- Tương lai của quản lý dự án trên đám mây (Cloud PM)
- 05 Lý do doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ phần mềm đám mây
Dogoo.vn