Top 07 phần mềm quản lý dự án tại Việt Nam: Lựa chọn nào cho bạn?

Dưới đây là phân tích sâu hơn về 7 phần mềm quản lý dự án tại Việt Nam, giúp bạn hiểu rõ từng nền tảng có gì, phù hợp với ai, điểm mạnh – điểm yếu cụ thể, từ đó dễ dàng ra quyết định lựa chọn cho doanh nghiệp.

Phân tích chuyên sâu về 07 phần mềm quản lý dự án phổ biến tại Việt Nam. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có được quyết định chính xác nhất.

1. Dogoo Office (module: doWork, doCRM, doDrive, doHRM, doPOS…)

Ưu điểm:

  • Nền tảng “tất cả trong một” giúp doanh nghiệp không cần dùng nhiều phần mềm rời rạc.
  • doWork hỗ trợ quản lý dự án theo nhiều góc nhìn: Kanban, Gantt, lịch, phân quyền rõ ràng.
  • Có tính năng “nhắc việc tự động”, “gợi ý ưu tiên công việc”, tiện cho đội nhóm đông người.
  • Hệ thống báo cáo thời gian thực & có thể tùy chỉnh dashboard theo vai trò.
  • Có khả năng quản lý cấp phát nhờ liên thông với kho và bán hàng

Nhược điểm:

  • Với các doanh nghiệp chỉ cần quản lý task đơn giản, bộ công cụ có thể hơi “dư thừa”.
  • Chưa có cộng đồng người dùng lớn như Jira hoặc ClickUp (nhưng đội hỗ trợ khá tốt).

Dogoo Office Phù hợp:

Doanh nghiệp vừa và đang mở rộng, muốn đồng bộ toàn bộ vận hành trên một nền tảng tiếng Việt.

top 07 phần mềm quản lý dự án tại Việt Nam

Đánh giá top 07 phần mềm quản lý dự án cho doanh nghiệp

2. Base Wework (thuộc hệ sinh thái Base.vn)

Ưu điểm:

  • Kết nối tốt với các app khác trong hệ sinh thái như HRM, KPI, CRM.
  • Hệ thống báo cáo cực kỳ linh hoạt, phù hợp với quản lý cấp cao cần nhìn tổng thể.
  • Nhiều tùy chọn cho cấu hình quy trình làm việc nội bộ theo nhu cầu riêng.

Nhược điểm:

  • Giao diện hơi nhiều bước với người mới, mất thời gian làm quen.
  • Phong cách phương tây, hiện đại nhưng khó dùng với người Việt, nhiều phần chưa thực sự “Việt hóa” hết
  • Chi phí có thể cao nếu tích hợp nhiều app cùng lúc.

Base Wework phù hợp:

  • Doanh nghiệp từ 30 nhân sự trở lên, có nhiều phòng ban, cần quản lý xuyên suốt các bộ phận.

3. AMIS Công việc (thuộc hệ sinh thái AMIS/MISA)

Ưu điểm:

  • Giao diện đơn giản, dễ dùng, đặc biệt quen thuộc với doanh nghiệp đã dùng phần mềm MISA.
  • Dễ kết nối với các phân hệ như kế toán, hóa đơn điện tử, nhân sự.
  • Chi phí thấp, có hỗ trợ kỹ thuật nhanh và tiếng Việt chuẩn.

Nhược điểm:

  • Tính năng quản lý dự án ở mức cơ bản, không chuyên sâu cho các dự án phức tạp.
  • Hạn chế khả năng tùy chỉnh giao diện, workflow.

AMIS phù hợp:

Doanh nghiệp nhỏ – vừa (10–50 nhân sự), đặc biệt các công ty kế toán, hành chính, thương mại.

4. SlimCRM

Ưu điểm:

  • Tích hợp CRM – Quản lý công việc – KPI – chấm công trong một nền tảng.
  • Giao diện dễ dùng, thao tác mượt, phù hợp với các team không rành công nghệ.
  • Có báo cáo theo từng bộ phận, từng nhân viên, dễ đo hiệu suất.

Nhược điểm:

  • Chưa hỗ trợ mạnh quản lý ngân sách dự án hoặc phân tích chi phí chi tiết.
  • Hơi thiên về “điều hành” hơn là quản lý dự án chuyên sâu.

SlimCRM phù hợp:

Các team marketing, agency nhỏ, startup cần một giải pháp gọn gàng – tiết kiệm.

5. Worket (trước đây là Wework.vn)

Ưu điểm:

  • Hướng đến phong cách làm việc linh hoạt, hiện đại: Kanban, bảng kế hoạch, Gantt.
  • Có cộng đồng startup/agency sử dụng, dễ tìm tài liệu, mẹo triển khai.
  • Có API tích hợp, thuận tiện khi muốn kết nối hệ thống riêng.

phan-mem-fastwork-quan-ly-cong-viec-dogoo

Giao diện làm việc của FastWork

Nhược điểm:

  • Tính năng quản trị dự án tổng thể (timeline, ngân sách, phân bổ nhân sự…) còn đang phát triển.
  • Ít tính năng nâng cao về báo cáo tự động, KPI.

Worket phù hợp:

  • Nhóm phát triển phần mềm, team sáng tạo, công ty dịch vụ cần workflow linh hoạt.

6. FastWork

Ưu điểm:

  • Tích hợp mạnh: Quản lý công việc, chấm công, nhân sự, KPI, công văn, tài liệu nội bộ…
  • Có app mobile tốt, cho phép check-in/out, giao việc, cập nhật tiến độ từ xa.
  • Báo cáo đa chiều, có thể cấu hình chỉ số theo mô hình quản lý riêng.

Nhược điểm:

  • Vì tích hợp quá nhiều tính năng, nên người mới dùng dễ bị “ngợp”.
  • Không mạnh về giao diện trực quan kiểu Kanban hoặc timeline.
  • Phù hợp: Công ty có nhân sự di chuyển thường xuyên (sales, công trình, logistics), muốn kiểm soát thời gian thực.

7. Odoo (bản Việt hóa)

Ưu điểm:

  • Mã nguồn mở, có thể tuỳ chỉnh gần như mọi thứ: module, giao diện, quy trình.
  • Tích hợp đầy đủ từ quản lý dự án, kế toán, sản xuất, bán hàng, nhân sự…
  • Có cộng đồng lớn toàn cầu + đơn vị triển khai Việt Nam.

Nhược điểm:

  • Phải có kỹ thuật hoặc IT phụ trách triển khai, khó dùng với người mới.
  • Chi phí triển khai tùy thuộc vào mức độ tùy chỉnh (có thể cao nếu mở rộng nhiều).

Odoo phù hợp:

Doanh nghiệp lớn, có đội ngũ IT nội bộ, cần phần mềm linh hoạt và đồng bộ toàn diện.

Tổng kết

Trong thế giới phần mềm bao la ngoài kia, khó có thể định nghĩa phần mềm nào tốt hơn phần mềm nào. Sự thực bạn chỉ có thể đánh giá phần mềm phù hợp hay không phù hợp với doanh nghiệp của mình. Mỗi phần mềm sẽ có thế mạnh riêng và mục tiêu phát triển riêng. Do đó, bạn vẫn là người trung tâm và đưa ra quyết định chính xác nhất.

Đánh giá nhanh top 07 phần mềm quản lý dự án tại Việt Nam

Chúng tôi chỉ đưa ra những cái nhìn khách quan, tổng hợp nhất về thị trường phần mềm quản trị dự án. Còn lựa chọn của bạn là gì? Hãy cho chúng tôi biết nhé! Nếu cần hỗ trợ, đừng quên nhất nút chat ngay góc dưới màn hình. Đội ngũ CSKH luôn có mặt khi bạn cần.

>> Xem thêm:

Dogoo.vn